Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý cho sinh hoạt chung của gia đình? Đây là câu hỏi mà Nội thất KFA nhận được khá nhiều trong thời gian gần đây. Để giúp khách hàng giải đáp thắc mắc này một cách chi tiết nhất, các Designer của Nội thất KFA tổng hợp các thông tin chi tiết nhất trong bài viết ngay dưới đây.
>>> Đọc thêm:
Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý?
Diện tích phòng bếp tiêu chuẩn được căn cứ vào không gian sống, diện tích tổng thể ngôi nhà đang có, số lượng người sinh hoạt trong gia đình. Diện tích phòng bếp chỉ hợp lý khi người nội trợ cảm thấy thoải mái, các thành viên trong gia đình dễ dàng di chuyển.
Tuy nhiên bếp là không gian nấu nướng, chứa nhiều thiết bị máy móc, nội thất, nơi sinh hoạt của cả gia đình. Chính vì thế, phòng bếp cần phải được thiết kế thông thoáng và dễ di chuyển.
Tại Việt Nam, phòng bếp tối thiểu theo tiêu chuẩn là 12m2, đủ để bố trí các thiết bị sử dụng và đặt bàn ăn, cùng với lối đi nhỏ. Ngoài ra, các diện tích bếp như 15m2, 20m2, 22m2, 25m2,… hiện đang rất phổ biến trong các gia đình hiện nay.
Với những gia đình ít người, diện tích nhỏ hẹp như nhà phố hay chung cư thì sẽ thiết kế bếp nhỏ. Những căn biệt thự lớn,có đông người thì sẽ thiết kế những phòng bếp lớn. Thiết kế nội thất nói chung cũng như thiết kế nội thất bếp nói riêng sẽ tác động đến việc lựa chọn diện tích sử dụng.
Diện tích không gian phòng bếp thường thiết kế không quá cứng nhắc, nó căn cứ trên nhu cầu và mong muốn cùng với diện tích không gian kiến trúc thực tế của công trình. Để có không gian bếp hiện đại, khoa học và thuận tiện cho việc nấu nướng, bạn nên xác định diện tích không gian tổng của sàn là bao nhiêu, mặt sàn sẽ bố trí những chức năng không gian nào. Từ đó, lựa chọn diện tích thiết kế phòng bếp, phân chia bố cục chức năng không gian cụ thể để đảm bảo mật độ không gian diện tích, và mật độ nội thất sử dụng cho mẫu thiết kế nhà bếp đẹp.
Các cách bố trí phòng bếp được yêu thích hiện nay
Hiện nay có rất nhiều cách bố trí phòng bếp để mọi người có thể thỏa sức lựa chọn và thiết kế sao cho phù hợp với căn nhà của mình và đáp ứng được sở thích cá nhân, điển hình là một số kiểu bếp dưới đây:
Bố trí phòng bếp chữ L
Bố trí phòng bếp chữ L đang là xu hướng được chào đón nhất những năm gần đây. Không chỉ phù hợp vơi mô hình nhà ở chung cư, biệt thự hay nhà phố, mà thậm chí kiểu bếp này còn có thể ứng dụng được với nhà cấp 4, nhà ở nhỏ,…rất đa dạng. Lý do mà mẫu bếp này được yêu thích đến vậy vì bếp được thiết kế vuông góc, 2 dải bếp ghép lại với nhau tạo thành một góc 90 độ, tối ưu được không gian sống.
Bố trí phòng bếp chữ I
Thiết kế bếp chữ I vô cùng thích hợp cho những căn bếp có diện tích nhỏ khiêm tốn, có thể thiết kế dạng chữ I chạy dài hoặc chữ I song song, phân chia chức năng đều về hai hướng và hai đầu. Cách bố trí này hiện được nhiều gia đình ứng dụng, bởi chúng có tính liên kế cao về không gian chung trong tổng thể không gian sử dụng.
Bố trí phòng bếp chữ U
Phòng bếp chữ U có ưu điểm lớn nhất về công năng sử dụng, diện tích bếp lớp với không gian sử dụng 3 phía tạo thành hình chữ U, là lựa chọn tuyệt vời cho những căn hộ có diện tích bếp lớn, bếp mở. Những căn bếp nhỏ nên cân nhắc kỹ trước khi thiết kế dạng bếp chữ U này.
Thiết kế phòng bếp có đảo bếp
Đảo bếp là xu hướng mới xuất hiện tại Việt Nam nhưng đã được các hộ gia đình tiếp nhận một cách nhanh chóng do phong cách hiện đại mới mẻ, đồng thời cũng tiết kiệm được không gian, tạo độ thoáng cho bếp vì ưu điểm đa công năng của nó.
Thiết kế phòng bếp có bàn ăn
Bàn ăn là hình ảnh quá đỗi quen thuộc với căn bếp của mỗi gia đình Việt. Bàn ăn thường được thiết kế gần bếp nhất có thể để thuận tiện cho việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày, đôi khi là ngay trong căn bếp với những căn nhà hạn chế về diện tích.
Mẫu phòng bếp đẹp, hiện đại, mê mẩn ánh nhìn
Dưới đây là một số mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp với những diện tích phổ biến nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:
Mẫu phòng bếp diện tích 12m2
Thiết kế phòng bếp 12m2 được sử dụng những gam màu nhẹ nhàng mà lại vô cùng bắt mắt. Thiết kế phòng bếp này giúp cho không gian nấu nướng của chị em nội trợ luôn được sạch sẽ, thông thoáng.
Do không gian khá chật hẹp, nên bạn có thể bố trí bộ bàn ghế ăn nhỏ sát mép tường, giúp tiết kiệm không gian, đảm bảo sự di chuyển thuận tiện.
Thiết kế phòng bếp diện tích 15m2
Thiết kế phòng bếp 15m2 tân cổ điển với gam màu trắng – xanh ghi chủ đạo tạo cho không gian rộng rãi hơn rất nhiều. Gian bếp chỉ được bố trí tủ bếp chữ L cùng bàn ăn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng.
Thiết kế phòng bếp diện tích 20m2
Thiết kế phòng bếp 20m2 được sử dụng gam màu trắng nhưng vô cùng bắt mắt và được nhấn nhá bởi những chiếc ghế nhỏ xinh màu xanh lá. Bạn có thể cảm nhận được sự gọn gàng, ngăn nắp và vô cùng tiện nghi khi bước vào căn bếp này.
Thiết kế phòng bếp diện tích 22m2
Phòng bếp 20m2 với thiết kế rộng rãi, thoáng mát, đầy sang trọng. Mang đến cho chủ nhà cảm giác vô cùng thoải mái khi cũng gia đình dùng bữa.
Thiết kế phòng bếp diện tích 25m2
Thiết kế phòng bếp 20m2 được sử dụng chất liệu gỗ công nghiệp cao cấp có khả năng chống trầy xước cực tốt, giúp duy trì được vẻ đẹp vốn có theo thời gian. Không gian phòng bếp sử dụng những gam màu nhẹ nhàng, trang nhã một phần giúp không gian được trở nên rộng rãi hơn.
Có thể bạn quan tâm dịch vụ: Thi công nội thất phòng bếp trọn gói tại Hà Nội | Miễn phí thiết kế
Những điều cần lưu ý trong khi thiết kế phòng bếp
- Không nên để cửa sổ gần khu vực bếp nấu để tránh việc ảnh hưởng đến lửa khi nấu ăn. Ở vị trí này, bạn có thể để bồn rửa hay khay đựng chén dĩa vô cùng thuận lợi. Nó sẽ giúp giảm bớt đi độ ẩm hay vi khuẩn khi gặp ánh nắng.
- Đối với cửa sổ của phòng bếp thì không nên treo rèm cửa vì rất dễ bóc cháy. Nên bố trí đền phù hợp để ánh sáng phòng chiếu sáng khi làm việc.
- Đối với nhà bếp diện tích nhỏ, bạn nên dùng tone màu sáng để nhà bếp thông thoáng, cảm giác rộng rãi hơn. Trong đó, trắng là màu sơn được lựa chọn nhiều nhất cho các phòng bếp có diện tích nhỏ. Đối với phòng bếp rộng, bạn có thể lựa chọn gam màu đen, xanh hoặc đỏ để đỡ bị lộ vết thực phẩm, màu khói giúp không gian sống luôn sạch sẽ.
- Thiết kế bếp đảm bảo các khu vực chức năng để có không gian sắp xếp đồ đạc. Trang bị đầy đủ thiết bị, phụ kiện cần thiết cho bếp như bồn rửa, bếp điện, máy hút mùi,…
- Bạn nên chọn những chất liệu có thể chống ẩm hoặc chịu được nước tốt cho đồ nội thất trong bếp. Bởi trong bếp tiếp xúc với thực phẩm và nước, không khí ẩm sẽ gây hư hỏng đồ nội thất. Bạn có thể dùng chất liệu gỗ công nghiệp MFC và MDF chống ẩm, HDF hoặc các loại gỗ tự nhiên dành cho phòng bếp.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế thi công nội thất trọn gói, vui lòng liên hệ qua thông tin:
- Địa chỉ: Tầng 29 – Tòa nhà FLC Complex – 36 Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Từ Liêm – Hà Nội
- Xưởng sản xuất: Thôn 3 – Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội
- Điện thoại: 0987.316.777
- Email: congtynoithatkfa@gmail.com
- Trang web: https://noithatkfa.com/
- Fanpage: Thiết kế, thi công nội thất KFA
Như vậy, bài viết trên đây của KFA đã giúp bạn giải đáp thắc mắc Diện tích phòng bếp bao nhiêu m2 là hợp lý? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Ngoài ra, nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ ngay với KFA theo hotline 0987.316.777 để được tư vấn chi tiết hơn. Cám ơn bạn đã quan tâm!