Gỗ công nghiệp là gì? Bảng giá và các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất, đặc biệt là thiết kế nội thất chung cư. Lý do bởi giá thành phù hợp với đa số mọi người, chất lượng ổn định và đa dạng thiết kế. Vậy phân loại và bảng giá của các loại gỗ công nghiệp có chênh lệch như thế nào, cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của KFA nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: 29+ mẫu tủ bếp gỗ công nghiệp bền đẹp, giá rẻ nhất hiện nay

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay được sử dụng trong thiết kế, thi công nội thất
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay được sử dụng trong thiết kế, thi công nội thất

Gỗ công nghiệp là gì?

Khác với gỗ tự nhiên được sản xuất trực tiếp từ thân cây gỗ, các loại gỗ công nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, tận dụng hay tái sinh từ các phần ngọn cành, vụn gỗ tự nhiên. Để tạo thành các ván gỗ công nghiệp đưa vào sản xuất nội thất, người thợ sử dụng keo hay các hóa chất kết hợp để gắn kết.

Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các công trình thiết kế, thi công chung cư, nhà phố, văn phòng...
Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các công trình thiết kế, thi công chung cư, nhà phố, văn phòng…

Vì thế mà độ bền chắc của các loại gỗ công nghiệp không bằng với gỗ tự nhiên nguyên khối. Tuy nhiên, gỗ công nghiệp lại có giá thành phù hợp với đại đa số mọi người, chất lượng tương đối ổn định và có thể đáp ứng tốt các nhu cầu sử dụng khác nhau.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến, được ưa chuộng trong thiết kế nội thất

Hầu hết các loại gỗ công nghiệp đang có mặt tại thị trường Việt Nam đều có xuất xứ từ các nước châu Á như: Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc… Hiện nay, các loại gỗ công nghiệp được sử dụng để sản xuất đồ nội thất bao gồm 2 phần chính: Phần cốt gỗ và lớp phủ bề mặt.

Các loại cốt gỗ công nghiệp thông dụng

Có 6 loại cốt gỗ thông dụng và được sử dụng nhiều nhất trong thiết kế, thi công nội thất. Bao gồm: Gỗ ván dăm, gỗ MDF, gỗ HDF, gỗ dán, gỗ nhựa, gỗ ghép.

1. Gỗ ván dăm (OKAL/Particle Board/MFC) 

Các vụn gỗ tự nhiên sau khi xay thành dăm sẽ được trộn với keo chuyên dụng và ép gia cường để cho ra các ván gỗ theo từng kích thước quy chuẩn. Thông thường, gỗ ván dăm có các kích thước phổ biến như 9mm, 12mm, 18mm và 25mm. Gỗ ván dăm không co ngót bởi nhiệt độ và thời tiết, ít bị tác động của mối mọt và có khả năng chịu lực tương đối tốt. Gỗ ván thường chịu ẩm tương đối kém và dễ bị sứt mẻ các góc cạnh. Loại gỗ ván dăm có lõi xanh sẽ có khả năng chịu ẩm tốt hơn.

Gỗ ván dăm không bị co ngót và có khả năng chịu lực tương đối tốt
Gỗ ván dăm không bị co ngót và có khả năng chịu lực tương đối tốt

2. Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Gỗ tự nhiên loại thường, cành cây, nhánh cây sau khi được nghiền mịn sẽ được trộn với keo đặc trủng để ép ra các ván gỗ có độ dày đa dạng: 3mm, 4mm, 5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm, 25mm. Đặc điểm của gỗ MDF là khả năng không co ngót, không nứt và ít mối mọt. Tuy nhiên, gỗ MDF tương đối mềm, chịu lực kém. Bù lại, gỗ MDF có bề mặt mịn và dễ dàng thi công đồ nội thất.

Gỗ công nghiệp có bề mặt mịn, không bị co ngót và chống mối mọt
Gỗ công nghiệp có bề mặt mịn, không bị co ngót và chống mối mọt

Đọc thêm: Kích thước ván gỗ trong thiết kế nội thất

3. Gỗ HDF (High Density Fiberboard)

Gỗ HDF được tạo nên từ 85% gỗ tự nhiên, còn lại là phụ gia và chất kết dính chuyên dụng. Quy trình sản xuất loại cốt gỗ này cũng công phu và phức tạp hơn để đảm bảo chất lượng tốt. Gỗ HDF có màu vàng đậm, bề mặt mịn và nhẵn. Đặc tính của loại gỗ này khá ưu việt như không bị co ngót, không nứt, cứng chắc, chịu được nước và nhiệt độ cao.

Gỗ công nghiệp HDF có khả năng chịu nhiệt, chịu lực, không co ngót và mối mọt, lõi xanh có khả năng chịu nước tốt hơn lõi thường
Gỗ công nghiệp HDF lõi xanh có khả năng chịu nước tốt hơn lõi thường

4. Gỗ dán (PLywood)

Gỗ dán được làm từ gỗ tự nhiên nhưng được lạng mỏng thành những tấm gỗ có kích thước 1mm. Sau đó, ép đan xen các tấm như vậy lại với nhau bởi các chất kết dính chuyên dụng. Số lớn gỗ thường là số lẻ để đảm bảo luôn có một lớp lõi ở giữa, giữ chặt các lớp gỗ hai bên không bị bong ra tự do.

Gỗ dán hạn chế được tình trạng cong vênh, co ngót khi gặp nhiệt độ, thời tiết khắc nghiệt
Gỗ dán hạn chế được tình trạng cong vênh, co ngót khi gặp nhiệt độ, thời tiết khắc nghiệt

Cái hay của gỗ dán là hạn chế được tình trạng co ngót theo vân ngang và cong vênh khi gặp nhiệt độ cao. Như vậy, đặc tính của gỗ dán là không bị nứt, mối mọt hay co ngót bởi nhiệt độ hay thời tiết.

5. Gỗ nhựa

Gỗ nhựa dược tạo thành từ bột nhựa PVC cùng các chất phụ gia gốc cellulose hoặc vô cơ. Độ dày thông dụng của gỗ nhựa là 5mm, 9mm, 12mm, 18mm. Gỗ nhựa có khả năng chịu ẩm tốt, nhẹ và dễ dàng gia công. Thông thường, gỗ nhựa sẽ được gia công để làm cốt phủ cho các loại Acrylic.

Gỗ nhựa chịu ẩm tốt, dễ thi công và có khối lượng nhẹ
Gỗ nhựa chịu ẩm tốt, dễ thi công và có khối lượng nhẹ

6. Gỗ ghép

Những thanh gỗ nhỏ như cao su, thông, xoan, keo, quế, trẩu… có kích thước nhỏ sẽ dược ghép lại thành những tấm có kích thước 12mm hoặc 18mm nhờ công nghệ cao. Gỗ ghép có đặc điểm ưu việt gần như gỗ tự nhiên nhưng có giá thành lại rẻ hơn khá nhiều. Vì thế, gỗ ghép là một trong các loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong thiết kế, thi công nội thất.

Gỗ ghép có độ bền cao, được ưa chuộng nhất trong các loại gỗ công nghiệp
Gỗ ghép có độ bền cao, được ưa chuộng nhất trong các loại gỗ công nghiệp

>>> Xem ngay: Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp mới nhất 2023

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

1. Lớp phủ Melamine

Lớp phủ Melamine có khả năng chịu nhiệt khá tốt và cứng. Các họa tiết và màu sắc phong phú được ép trực tiếp lên bề mặt ván gỗ dăm hoặc gỗ MDF. Thông thường, độ dày của lớp phủ sẽ dao động từ 0.4 – 1mm và có thể phủ 1 hoặc 2 mặt tùy theo yêu cầu của khách hàng.

  • Ưu điểm: Dễ thi công, phù hợp với các công trình đơn giản và có kích thước bề mặt gỗ lớn
  • Nhược điểm: Dễ bị phồng khi gặp nước
  • Ứng dụng: Gia công nội thất văn phòng, trường học…
Bề mặt Melamine có khả năng chịu lực tốt và cứng chắc
Bề mặt Melamine có khả năng chịu lực tốt và cứng chắc

2. Lớp phủ Laminate

Cũng là bề mặt nhựa tổng hợp như Melamine nhưng Laminate dày hơn, từ 0.7 – 1mm. Laminate cũng thường được sử dụng cho các loại gỗ MDF và gỗ ván dăm. Lớp phủ Laminate cũng khá dễ thi công, có nhiều màu sắc phong phú, bề mặt đa dạng và đồng đều.

  • Ưu điểm: Dễ thi công, uốn cong theo hình dáng của nội thất, chịu lực cao, chịu nước, lửa, mối mọt và hóa chất.
  • Nhược điểm: Giá thành khá cao, chất lượng bị ảnh hưởng nhiều bởi kỹ thuật dàn và chất liệu keo dán.
  • Ứng dụng: Trang trí bề mặt các đồ nội thất gia dụng: sàn gỗ, kệ, vách ngăn, bàn ghế.
Bề mặt Laminate đa dạng màu sắc, dễ dàng thi công
Bề mặt Laminate đa dạng màu sắc, dễ dàng thi công

3. Lớp phủ Veneer

Bề mặt Veneer là gỗ tự nhiên được bóc thành các lớp mỏng từ 0.3 -1 mm và được ép lên bề mặt gỗ dán Plywood. Gỗ Veneer thường được lạng mỏng từ gỗ sồi hoặc xoan đào nên bề mặt tương đối đẹp và tự nhiên.

  • Ưu điểm: Dễ gia công, vân gỗ đẹp, phù hợp với các công trình khó.
  • Nhược điểm: Lớp gỗ mỏng dễ bị xước, bong tróc.
  • Ứng dụng: Hoàn thiện cho các sản phẩm nội thất trong gia đình.
Bề mặt Veneer tương đối đẹp và bắt mắt với các vân gỗ tự nhiên
Bề mặt Veneer tương đối đẹp và bắt mắt với các vân gỗ tự nhiên

4. Lớp phủ Acrylic

Acrylic là loại nhựa PMMA tinh chế từ dầu mỏ. Thông thường, lớp phủ Acrylic có màu hoặc trong suốt như kính. Lớp phủ này cũng không bị bay màu theo thời gian, tạo độ bóng sáng như gương, tạo không gian sang trọng, hiện đại.

Bề mặt phủ Acrylic sáng bóng, đa dạng màu sắc, phù hợp với nội thất tủ bếp
Bề mặt phủ Acrylic sáng bóng, đa dạng màu sắc, phù hợp với nội thất tủ bếp

>>> Đọc thêm: Gỗ MFC và MDF loại nào tốt hơn?

Bảng giá của các loại gỗ công nghiệp

Trong các loại gỗ công nghiệp, MDF và HDF là hai loại gỗ được ưa chuộng và sử dụng thường xuyên cho các công trình thiết kế, thi công nội thất. Tùy vào chất liệu cốt và bề mặt phủ, mức giá sẽ có nhiều sự chênh lệch. Thiết kế nội thất KFA xin gửi tới bạn bảng giá tham khảo với kích thước tiêu chuẩn (1220mm x 2440mm). Để biết chính xác giá thành phù hợp với kích thước  và điều kiện kinh tế, nhu cầu của gia đình, bạn vui lòng liên hệ tới Hotline 0987.316.777 để được tư vấn miễn phí và báo giá nhé!

Bảng báo giá từng nội thất sử dụng chất liệu gỗ MFC chống ẩm
Chất liệu

Sản phẩm  

Kích thước tiêu chuẩn  ĐVT MFC Chống ẩm
MFC

(Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh)

MFC K/A MFC K/A SƠN/LAMINATE MFC K/A Acrylic 
Tủ tivi 2000 x 400 x 300H md 1,900,000 2,050,000 2,700,000
Tủ tivi cao 2000 x 400 x 500H md 1,950,000 2,300,000 2,400,000
Tủ giày m2 3,050,000 3,450,000 3,980,000
Bệ ngồi cái 2,460,000 2,600,000 2,800,000
Vách lam 100 x 2400H = 11 cây md 320,000 Không Sơn 400,000
Giường ngủ 1800 x 2000 cái 5,630,000 Không Sơn Không Acrylic
Hộc kéo cái 6,900,000 7,150,000 7,400,000
Bàn phấn 1000 x 500 x 750H cái 2,830,000 2,950,000 3,100,000
Tủ đầu giường 450 x 400 x 450H cái 1,620,000 1,720,000 1,830,000
Bàn làm việc 1700 x 600 x 750H md 2,960,000 3,160,000 3,260,000
Tủ áo 2060 x 600 x 2780H m2 2,850,000 3,250,000 3,850,000
Thiết kế nội thất chung cư với phòng ngủ sử dụng các loại gỗ công nghiệp
Thiết kế nội thất chung cư với phòng ngủ sử dụng các loại gỗ công nghiệp
Bảng báo giá từng nội thất sử dụng chất liệu gỗ MDF chống ẩm
       Chất liệu

Sản phẩm  

Kích thước tiêu chuẩn  ĐVT MDF Chống ẩm
MDF

(Thùng luôn là Melamine thay đổi vật liệu chỉ là thay cánh)

MDF K/A MDF K/A SƠN/LAMINATE MDF K/A Acrylic 
Tủ tivi 2000 x 400 x 300H md 1,970,000 2,120,000 2,350,000
Tủ tivi cao 2000 x 400 x 500H md 2,140,000 2,400,000 2,540,000
Tủ giày m2 3,140,000 3,540,000 4,090,000
Bệ ngồi cái 2,550,000 2,700,000 2,900,000
Vách lam 100 x 2400H = 11 cây md 330,000 430,000 500,000
Tủ bếp trên 2000 x 400 x 800H md 2,490,000 2,840,000 3,400,000
Tủ bếp dưới 2000 x 600 x 810H md 3,100,000 3,450,000 3,900,000
Giường ngủ 1800 x 2000 cái 5,780,000 Không Sơn Không Acrylic
Hộc kéo cái 7,100,000 7,350,000 7,500,000
Bàn phấn 1000 x 500 x 750H cái 2,930,000 3,050,000 3,200,000
Tủ đầu giường 450 x 400 x 450H cái 1,680,000 1,780,000 1,900,000
Bàn làm việc 1700 x 600 x 750H md 3,070,000 3,270,000 3,350,000
Tủ áo 2060 x 600 x 2780H m2 3,000,000 3,400,000 4,000,000

So sánh ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp với gỗ tự nhiên

Rõ ràng, các loại gỗ công nghiệp hay gỗ tự nhiên đều có những ưu nhược điểm riêng biệt, phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Bạn cần cân nhắc về điều kiện kinh tế, sở thích và nhu cầu sử dụng của gia đình trước khi quyết định lựa chọn gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp làm nội thất.

Gỗ công nghiệp Gỗ tự nhiên
Ưu điểm Giá thành tương đối rẻ, phù hợp với nhiều người Chất lượng bền chắc theo thời gian
Không cong vênh, không co ngót Mang vẻ đẹp tự nhiên với hình dáng vân gỗ và màu sắc đặc trưng
Thời gian thi công, sản xuất nhanh Chắc chắn, chịu nước tốt
Đa dạng mẫu mã, phong cách mới lạ Thể hiện sự cổ điển, sang trọng, đẳng cấp
 
Nhược điểm Độ bền kém hơn gỗ tự nhiên Giá thành cao, tùy từng loại
Tuổi thọ không cao bằng gỗ tự nhiên Có khả năng bị cong vênh, co ngót
Bề mặt không có nhiều hoa văn, họa tiết, đường soi
Các loại gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên đều có ưu và nhược điểm khác nhau
Các loại gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên đều có ưu và nhược điểm khác nhau

KFA – Đơn vị thiết kế, thi công nội thất uy tín, chất lượng tại Hà Nội

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực thiết kế thi công nội thất và sở hữu xưởng sản xuất rộng lớn, KFA sẽ đem đến cho bạn không gian sống chất lượng với mức chi phí tối ưu nhất. Để được tư vấn thêm về thiết kế nội thất nhà phố hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay.

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: Tầng 29 – Tòa nhà FLC Complex – 36 Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Xưởng sản xuất: Thôn 3 – Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội
  • Điện thoại: 0987.316.777
  • Email: congtynoithatkfa@gmail.com
  • Website: https://noithatkfa.com/
  • Fanpage: Thiết kế, thi công nội thất KFA

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp tới bạn các thông tin hữu ích và giúp bạn dễ dàng hơn khi lựa chọn được chất liệu nội thất phù hợp trong các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay. Cân nhắc kỹ càng giữa nhu cầu và điều kiện giúp bạn lựa chọn chính xác và phù hợp. Liên hệ ngay cho KFA nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn, báo giá và nhận nhiều ưu đãi nhé!

Zalo Facebook Hotline: 0987.316.777 Tư vấn