Hiện nay tại các thành phố lớn, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ngày càng nghiêm trọng ảnh hướng lớn đến chất lượng cuộc sống người dân… Vậy nên, sử dụng phòng cách âm là phương pháp quả sẽ giúp giảm tiếng ồn và mang lại cuộc sống yên bình hơn. Hôm nay, hãy cùng Nội thất KFA tìm hiểu về phòng cách âm trong bài viết dưới đây.
Phòng cách âm là gì?
Cách âm là khái niệm mô tả sự giảm âm thanh truyền qua giữa 2 không gian riêng biệt bởi cấu kiện ngăn chia. Phòng cách âm là căn phòng được thiết kế để hạn chế sự truyền tải âm thanh từ bên trong phòng ra ngoài và từ ngoài vào trong phòng.
Phòng cách âm thường được thiết kế để thu âm, live stream, phòng hát karaoke,…
Làm phòng cách âm bao nhiêu tiền? Có đắt không?
Có các vị trí trên tường trong phòng cách âm là: cách âm vách và cốt vách, trần cách âm và cốt trần:
- Cách âm vách & cốt vách: Diện tích vách cách âm = (Dài + Rộng) x Cao x 2 tương đương (5 + 5) x 2.7 x 2 = 54 m2. Đơn giá trên m2 dao động 270.000 vnd/m2 đến 480.000 vnđ/m2 tùy vào điều kiện phải thực hiện các cách sử dụng vật liệu khác nhau: diện tích, nguyên vật liệu, yêu cầu đối với từng loại phòng…
- Trần cách âm & cốt trần : Diện tích trần cách âm = (Dài x Rộng) tương đương (5 x 5) = 25 m2. Đơn giá trên m2 dao động 180.000 vnd/m2 đến 380.000 vnđ/m2 tùy vào điều kiện phải thực hiện các cách sử dụng vật liệu khác nhau.
>>> Có thể bạn quan tâm:
Cách tự làm phòng cách âm tại nhà cực đơn giản
Bạn có thể tự làm phòng cách âm cho các không gian phòng hát và phòng ngủ gia đình, để có thể cách âm hiệu quả, bạn cần thực hiện qua 5 bước sau đây:
Bước 1 – Cao su lưu hóa
Lớp 1: Cao su được thi công vào lớp trong cùng giúp tăng độ đàn hồi chống rung, hấp thu được tiếng ồn, chống rung đối với âm thanh tần số thấp. Đồng thời tạo thành lớp bảo vệ bên ngoài chống lại sự ăn mòn của không khí.
Bước 2 – Bông khoáng
Lớp 2: bông khoáng là lớp thứ 2, bông khoáng thường được sử dụng là loại T60 giúp đảm bảo thi công không quá nhão như T40 và T80.
Bước 3 – Túi khí
Lớp 3: Túi khí là lớp thứ 3 của bức tường cách âm. Nếu không có túi khí, bạn cũng có thể dùng xốp cách âm để thay thế.
Bước 4 – Cao su non
Lớp thứ 4 khi làm tường cách âm là cao su non, ngoài tác dụng chống rung như cao su lưu hóa thì cao su non còn có khả năng hấp thụ tiếng ồn ở dải tần cao, độ an toàn và chống tĩnh điện, dẫn điện cực tốt.
Bước 5 – Thạch cao
Lớp thứ 5: Lớp thạch cao là lớp thứ 5 ở ngoài cùng có tác dụng đảm bảo độ thẩm mỹ của sản phẩm. Ngoài thạch cao, bạn có thể lựa chọn chất liệu gỗ để thay thế sao cho phù hợp với căn nhà và tài chính của gia đình.
Một số lưu ý quan trọng khi làm phòng cách âm tại nhà
Khi làm phòng cách âm tại nhà bạn cần lưu ý những điều sau:
- Khi thiết kế phòng cách âm cần đảm bảo mức âm thanh lọt vào bên trong phòng là nhỏ nhất, và ngược lại, âm thanh bên trong cũng sẽ không bị bên ngoài nghe thấy.
- Cách âm đồng thời phải tiêu âm để giảm tiếng ồn, nhất là đối với phòng karaoke. Tiêu âm tức là cách làm khuếch tán các sóng âm, giúp tiếng ồn hạn chế độ vang và bớt ồn hơn, đồng thời tiếng ồn cũng trở nên êm hơn. Một số vật liệu tiêu âm như: cao su non, bông thủy tinh, bông khoáng,…
- Phòng cách âm cần được lắp máy lạnh và các thiết bị điện tử khử mùi đem lại không gian thoáng mát, thoải mái cho căn phòng.
- Đảm bảo được tính thẩm mỹ cho không gian, lựa chọn vật liệu ở những địa chỉ uy tín.
Trên đây, Công ty Nội thất KFA đã giới thiệu đến bạn về phòng cách âm và các vật liệu cần thiết để làm phòng cách âm tại nhà. Hy vọng qua đây bạn sẽ có thêm thông tin bổ ích để có thể thực hiện làm phòng cách âm tại gia đình của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Để được tư vấn thêm về thiết kế và thi công nội thất trong gia đình hãy liên hệ ngay với KFA theo thông tin bên dưới:
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Tầng 29 – Tòa nhà FLC Complex – 36 Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Từ Liêm – Hà Nội
- Xưởng: Thôn 3 – Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội
- Điện thoại: 0987.316.777
- Email: congtynoithatkfa@gmail.com
- Website: https://noithatkfa.com/