Phong thủy là một lĩnh vực quan trọng trong thiết kế nội thất, và phòng bếp cũng không ngoại lệ. Với vai trò là nơi chế biến thực phẩm và giao tiếp gia đình, phòng bếp cần được bố trí phù hợp để tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống. Việc áp dụng phong thủy vào phòng bếp giúp mang lại không chỉ sự may mắn, tài lộc mà còn giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần cho mỗi thành viên trong gia đình. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu về phong thủy phòng bếp một cách chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Hướng dẫn cách đặt bếp theo phong thủy đón tài lộc, sung túc [Từ a – z]
Vì sao phong thủy nhà bếp lại quan trọng đến vậy?
Nhà bếp được ví như “trái tim” của mỗi gia đình bởi nó đóng vai trò quan trọng không chỉ trong đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần của con người. Vậy, cụ thể những lý do gì khiến phong thủy phòng bếp được các gia chủ luôn cân nhắc một cách cẩn thận mỗi khi lên kế hoạch thiết kế nội thất?
- Là nơi gia đình sum họp sau nhiều giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi.
- Là nơi mọi người trút bỏ mọi lo âu, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon, tận hưởng cảm giác ấm áp, yêu thương bên người thân.
- Nhà bếp là nơi các bà nội trợ thỏa sức nấu nướng, đem đến những món ăn ngon cho cả gia đình.
- Là nơi trút bầu tâm sự, chia sẻ với nhau những vấn đề cuộc sống, giúp cả nhà được xích lại gần nhau.
Dù diện tích lớn hay nhỏ, một căn bếp hoàn hảo là một căn bếp không chỉ đẹp, tiện nghi mà còn phải mang lại cảm giác thoải mái, ấm áp cho các thành viên trong gia đình. Phong thủy phòng bếp tốt không chỉ mang lại tài lộc, may mắn, sức khỏe đến cho các thành viên mà còn góp phần vun đắp, kết nối các mối quan hệ trong nhà thêm khăng khít.
Chỉ với những lý do vừa nêu trên, chúng ta đã có thể phần nào hiểu được phong thủy phòng bếp có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống tâm linh của người Việt Nam nói riêng và người dân châu Á nói chung.
Những quy tắc phong thủy quan trọng trong thiết kế nhà bếp
Thoạt nghe qua về phong thủy phòng bếp, nhiều người có thể cảm thấy khó hiểu và phức tạp, nhưng nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực này, bạn sẽ cảm thấy đây là một đề tài vô cùng thú vị. KFA gói gọn vấn đề phong thủy phòng bếp trong 5 quy tắc quan trọng dưới đây để bạn đọc dễ dàng theo dõi.
Hướng bếp
Hướng làm bếp là điều bạn cần xem xét đầu tiên. Hướng lý tưởng nhất là Đông, Đông Nam – hai hành thuộc mệnh Mộc. Nhà bếp thuộc mệnh Hỏa và Thủy, theo ngũ hành tương sinh tương khắc thì Mộc sinh Hỏa, Thủy sinh Mộc. Nếu chọn hướng như trên, 3 hành này sẽ bổ trợ nhau. Từ đó, tạo ra cân bằng, hài hòa cho phong thủy bếp nấu ăn của bạn.
Bạn không nên đặt nhà bếp theo phía Nam (hành Hỏa). Hỏa gặp Hỏa nghĩa là thêm lửa vào lửa, gây mất cân bằng và ảnh hưởng đến tài khí của gia đình. Gia chủ cũng không được dùng không gian ở giữa làm nhà bếp. Bởi nơi này là trung tâm của căn nhà, cần sự tĩnh lặng, thanh khiết không thể bị ám mùi của đồ ăn thức uống.
Để xác định hướng bếp phong thủy đúng của nhà bếp, bạn có thể tham khảo quan điểm “Tọa hung hướng cát” (đặt ở vị trí xấu nhưng quay về hướng tốt). Đồng thời, đảm bảo 8 bát trạch trong hướng bếp, với 4 hướng tốt là: Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị.
– Với 4 hướng tốt là: Sinh Khí, Diên Niên, Thiên Y, Phục Vị
- Sinh Khí (sao Tham Lang, Đại Cát): Hướng tốt cho phái nam, giúp danh tiếng tốt hơn, thường được xem để đặt các vị trí như mặt tiền, phòng học, phòng làm việc, cửa bếp nhằm giúp sự nghiệp tốt hơn.
- Diên Niên (sao Vũ Khúc, Thượng Cát): Hướng tốt cho việc ngoại giao và sự nghiệp của gia chủ. Ngoài ra còn giúp các mối quan hệ xung quanh, đặc biệt là quan hệ vợ chồng tốt hơn. Diên Niên thường đặt ở bếp, mặt tiền hay phòng ngủ.
- Thiên Y (sao Cự Môn, Trung Cát): Hướng tốt cho phái nữ và sức khỏe, giúp giảm trừ bệnh tật và ổn định tâm trạng, mang đến giấc ngủ sâu nên sẽ được đặt ở phòng ngủ hoặc bếp.
- Phục Vị (sao Tả Phù, Tiểu Cát): biểu tượng của sự bình yên thường được đặt bàn thờ. Ngoài ra hướng này cũng giúp cho chuyện tình cảm nam nữ tốt hơn, tài chính và quan hệ trong gia đình hòa thuận.
– Ngược lại, 4 hướng xấu là: Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát, Họa Hai và thường đặt cho nhà vệ sinh, nhà kho để thay đổi, chuyển thành hướng tốt
- Tuyệt Mệnh (sao Phá Quân, Đại Hung): Hướng giúp mang đến sức khỏe, tuổi thọ, tài vận và duyên phận tốt.
- Ngũ Quỷ (sao Liêm Trinh, Đại Hung): Có khả năng giúp gia chủ tránh tai họa do trộm cắp hay bệnh hoạn.
- Lục Sát (sao Lộc Tốn, Thứ Hung): Hướng giúp các thành viên trong gia đình có suy nghĩ đúng đắn, vận số đào hoa, tình duyên tốt đẹp.
- Họa Hại (sao Lộc Tốn, Thứ Hung): Hướng có khả năng giúp mọi việc ổn thỏa, hòa thuận, ít tranh chấp quan sự.
Vị trí đặt bếp
Bếp lửa mang ý nghĩa hạnh phúc, hơi ấm và sức khỏe cho cả một gia đình nên cần đặc biệt chú ý vị trí đặt bếp trong nhà để tạo nên phong thủy tốt. Bếp nấu không nên đặt ở nơi không có điểm tựa, giữa nhà bếp /phòng khách hay cửa sổ. Ngoài ra, còn có quan niệm cho rằng không nên đặt bếp ngay dưới xà ngang cửa nhà vì sẽ đè lên ông Táo, khiến tài lộc, may mắn của gia đình sụt giảm.
Không gian phòng bếp
Theo phong thủy nhà bếp, nếu không gian nhà bếp quá mở sẽ không giữ được tài lộc, may mắn trong nhà. Tuy nhiên, về mặt khoa học, bếp quá bí và kín sẽ lưu giữ lại mùi thức ăn khó chịu, mùi dầu mỡ ảnh hưởng đến tâm trạng của người đứng bếp. Do đó, bạn nên thiết kế một không gian bếp thoáng đãng, nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên để đen đến dương khí tốt lành cho nơi này. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp thêm hệ thống hút mùi, lọc khí, quạt thông gió nếu điều kiện kinh phí cho phép.
Cách bài trí nội thất
Phòng bếp thường có nhiều đồ đạc nên nếu không biết cách sắp xếp, không gian phòng bếp của bạn rất dễ trở nên lộn xộn và bừa bộn, gây cảm giác chật chội và tù túng. Gia chủ nên thiết kế phân chia khu vực đồ khô, khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ và nước để có phương án lựa chọn chất liệu và nội thất phù hợp.
Vệ sinh phòng bếp
Phòng bếp là không gian nấu nướng, sáng tạo nên những bữa cơm cho gia đình. Do đó, phòng bếp cần phải được đề cao yếu tố vệ sinh và khô khoáng, tránh để tình trạng lây lan vi khuẩn và nấm mốc. Dù là bề mặt bếp, sàn bếp hay tường bếp, gia chủ nên chọn những loại vật liệu dễ vệ sinh, lau chùi. Thậm chí, đồ dùng trong phòng bếp cũng cần được phân khu vực rõ ràng, khu vực để thực phẩm tươi sống, khu vực để đồ khô, gia vị,…
Trang trí phòng bếp
Khi trang trí phòng bếp, gia chủ cần căn cứ vào màu sắc chủ đạo, phong cách thiết kế và niên mệnh của mình để lựa chọn những vật phẩm, chi tiết phù hợp. Đặc biệt, cây xanh là yếu tố không thể thiếu giúp phòng bếp của bạn trông giàu sức sống, tươi mới hơn, bạn có thể chọn loại cây hợp với mệnh của mình.
10 điều kiêng kỵ gia chủ cần tránh khi bố trí phòng bếp
Bên cạnh những quy tắc quan trọng, phong thủy phòng bếp cũng tồn tại những điều kiêng kỵ cần tránh khi thi công xây dựng và thiết kế nội thất. Bạn đọc có thể tham khảo để tránh những sai lầm không đáng có:
Không nên đặt phòng bếp đối diện phòng vệ sinh
Trước hết, nhà bếp là nơi nấu những bữa ăn ngon, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nên cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Còn nhà vệ sinh là nơi nhiều vi khuẩn. Các thành viên trong gia đình sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột nếu như thiết kế hai phòng này đối diện nhau. Ngoài ra, phòng bếp thuộc Hỏa, nhà vệ sinh thuộc Thủy. Vì vậy, khi hai phòng bố trí đối diện nhau sẽ gây ra xung khắc, làm ảnh hưởng đến vận may và tiền tài của gia chủ.
Không nên dùng các phòng khác làm bếp
Như đã nói ở trên, phòng bếp là nơi tượng trưng cho tiền tài, sức khỏe và hạnh phúc của mọi thành viên trong gia đình, vì vậy phòng bếp không nên bố trí tạm bợ. Đặc biệt, không nên bố trí phòng bếp tạm bợ trong những không gian lộn xộn như nhà kho, nhà chứa,…của ngôi nhà.
Không nên đặt bếp quá lộ liễu
Dân gian ta có câu: ” Khai môn kiến Táo, tài phú đa hào” nghĩa là nếu đặt bếp ở hướng chính diện cửa ra vào, gia chủ sẽ bị mất nhiều tài lộc. Bếp nấu được coi là một trong những không gian riêng tư của mỗi gia đình nên tránh đặt bếp quá lộ liễu dễ để những luồng khí xấu xâm nhập vào. Do đó, gia chủ có thể cân nhắc sử dụng rèm cửa, vách ngăn CNC hay 1 tấm bình phong để khắc phục nhược điểm này.
Không đặt bếp đối diện cửa phòng ngủ
Bếp đại diện cho tính hỏa, phòng ngủ thì cần sự mát mẻ, yên tĩnh, thoải mái. Vì vậy, khi thiết kế cửa phòng ngủ và cửa phòng bếp đối diện nhau sẽ gây khó chịu, bức bối, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của con người. Ngoài ra, khói bếp, mùi thức ăn trong bếp tràn vào sẽ không tốt cho phong thủy phòng ngủ, khiến gia chủ căn phòng rơi vào tình trạng chóng mặt, khó chịu, dễ bị kích động.
Không xây bếp dưới thanh xà ngang
Việc có một thanh xà ngang đặt phía trên trần nhà có thể làn bạn khó chịu. Trong phong thủy thì điều này nên được hạn chế vì đặt bếp nấu dưới thanh xà sẽ dễ khiến cho gia chủ hao tài tốn của. Vậy nên gia chủ hãy hạn chế cách bố trí phòng bếp kiểu này nhé!
Không đặt nền bếp cao hơn các phòng khác
Nhiều người cho rằng, nền bếp cao hơn nền phòng khách và được thiết kế những bậc tam cấp sẽ tạo được điểm nhấn cho ngôi nhà, nhưng trên thực tế, điều này lại có ảnh hưởng không tốt đến phong thủy của gia đình. Phòng bếp tượng trưng cho mệnh hỏa và nếu sàn bếp cao hơn các phòng khác thì hỏa khí sẽ lan khắp các không gian khác, làm mất đi sự cân bằng âm dương.
Không đặt đầu giường gần bếp
Bếp là nơi nấu nướng, những tiếng động, lửa nóng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu hay rơi vào tình trạng nhức đầu, mất ngủ. Chính vì vậy, bạn càng không nên để điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của mình bằng việc kê hướng đầu giường quay về hướng khác so với phòng bếp.
Không đặt bếp ở ban công
Đây là điều không nên, bởi lẽ, ban công là không gian thông thoáng, giúp thu hút tài lộc và may mắn về với gia đình. Ban công là công trình phụ của một ngôi nhà hay 1 căn hộ, phòng bếp lại là không gian chính vu đắp lửa hạnh phúc gia đình. Nếu bố trí phòng bếp ở ban công đồng nghĩa chúng ta đang bố trí phòng bếp ở một khu vực thừa, một khu vực tạm bợ như đã giải thích ở phần trên.
Không nên đặt bếp cạnh tủ lạnh, bồn rửa
Bếp thuộc hành Hỏa, tủ lạnh và bồn rửa thuộc hành Thủy, đây là 2 yếu tố xung khắc với nhau. Thủy khắc Hỏa nên khi bạn bố trí nội thất nhà bếp nên hạn chế đặt bếp nấu cạnh tủ lạnh hoặc bồn rửa, điều này có thể khiến bạn và những thành viên khác gặp nhiều rắc rối, tổn hại về sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh.
Không để khoảng trống sau bếp
Phong thủy phòng bếp cho rằng, sau bếp nên có một điểm tựa vững chắc thì tài lộc của gia chủ mới giữ được bền lâu, tuyệt đối không nên để sau bếp là một khoảng trống , không có tường. Tuy nhiên, nếu ở phía sau bếp là cửa chính, để cho ánh sáng mặt trời chiếu qua cũng không tốt bởi người xưa cho rằng: ” Cửa bếp nấu kiêng cho ánh sáng chiếu vào”.
>>> Có thể bạn quan tâm dịch vụ:
Như vậy, phong thủy phòng bếp là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nhiều yếu tố trong cuộc sống gia đình của chúng ta. Trên đây là toàn bộ thông tin và những kinh nghiệm mà KFA đúc kết được, mong rằng bạn đọc sẽ có thêm được nhiều chiêm nghiệm sâu sắc. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Công ty thiết kế nội thất KFA:
- Địa chỉ: Tầng 29 – Tòa nhà FLC Complex – 36 Phạm Hùng – Mỹ Đình – Nam Từ Liêm – Hà Nội
- Xưởng: Thôn 3 – Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội
- Hotline: 0987.316.777
- Email: congtynoithatkfa@gmail.com
- Website: https://noithatkfa.com/