Phòng bếp và nhà vệ sinh là những khu vực tối quan trọng, không thể thiếu trong mỗi gia đình. Với tần suất sử dụng thường xuyên, phòng bếp và nhà vệ sinh trong nhà ống cần đảm bảo tính tiện dụng nhưng cũng phải thẩm mỹ và hợp phong thủy. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về vị trí, nguyên tắc cũng như các lưu ý khi thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống.
Nguyên tắc thiết kế phòng bếp và phòng vệ sinh nhà ống
Để thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống hợp phong thủy cần đảm bảo các nguyên tắc nhất định. Phòng bếp là nơi giữ lửa cho cả ngôi nhà, thiết kế hợp phong thủy giúp ngôi nhà luôn ấm áp, tràn đầy sức sống. Mặt khác, nhà vệ sinh cần thiết kế hợp phong thủy để tránh làm ảnh hưởng đến những khu vực khác trong ngôi nhà.
Không đặt phòng bếp và nhà vệ sinh ở trung tâm nhà ống
Cả phòng bếp và nhà vệ sinh đều là nơi có nhiều mùi, nếu đặt ở vị trí trung tâm thì các phòng xung quanh khác sẽ ám mùi. Điều này vừa ảnh hưởng tới cảm nhận, cuộc sống sinh hoạt của các thành viên vừa có ảnh hưởng xấu về phong thủy.
Vị trí trung tâm của ngôi nhà nên đặt phòng khách, gần cửa chính để đón nhận ánh sáng tự nhiên cũng như vượng khí tốt. Phòng bếp và nhà vệ sinh nên được đặt ở góc trong cùng của ngôi nhà ống. Đây là góc khuất của ngôi nhà, đặt ở vị trí này, cả phòng bếp và nhà vệ sinh đều không làm ảnh hưởng tới vượng khí của các phòng khác.
Xem ngay:
115+ Mẫu phòng bếp nhà ống [3m, 4m, 5m] đẹp & tiện nghi 2022
Cửa phòng bếp không đặt đối diện cửa nhà vệ sinh
Xét về mặt thiết kế nội thất, phòng bếp là nơi nấu những món ăn ngon cho cả gia đình. Trong khi đó, nhà vệ sinh là nơi có nhiều khí uế. Nếu đặt hai phòng ngày quay mặt vào với nhau thì mùi của nhà vệ sinh sẽ ám mùi tới phòng bếp. Đối với những ngôi nhà ống có diện tích khiêm tốn, bàn ăn thường sẽ được đặt ngay tại phòng bếp. Đặt cửa nhà vệ sinh đối diện phòng bếp làm chất lượng bữa ăn giảm xuống và ảnh hưởng tiêu cực tới cảm nhận của mọi người.
Xét về mặt phong thủy, phòng bếp mang hành Hỏa, nhà vệ sinh mang hành Thủy. Hai hành này xung khắc với nhau, nếu đặt cạnh hay đối diện nhau đều không tốt cho vượng khí cả ngôi nhà. Trong trường hợp bất đắc dĩ phải thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống đối diện nhau, bạn nên đặt vách ngăn bình phong, kê tủ hoặc xây vách thạch cao để ngăn cách hai khu vực này.
Không thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh nhà ống đối diện cửa chính
Cửa chính của ngôi nhà là nơi đón nhận ánh sáng tự nhiên và dòng vượng khí bên ngoài phân bổ vào trong nhà ống. Như đã đề cập ở trên, phòng bếp mang hành Hỏa, nếu đặt thẳng với cửa chính sẽ tạo thế xấu cho cả ngôi nhà. Tương tự đối với nhà vệ sinh cũng vậy. Vì thiết kế đặc thù hẹp bề ngang của nhà ống, gia chủ nên đặt phòng khách ở vị trí trung tâm và đối diện với cửa chính để đảm bảo phong thủy. Đi vào sâu bên trong sẽ là nơi thích hợp để thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh.
Nếu bạn có nhu cầu thiết kế nội thất phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống đẹp, hiện đại với chi phí tối ưu nhất. Hãy liên hệ ngay với KFA qua hotline: 0987.316.777 để được hỗ trợ tư vấn và báo giá ưu đãi nhất
Xem chi tiết dịch vụ: Thiết kế nội thất nhà ống
Vị trí đặt phòng bếp cho nhà ống
Nhà ống có đặc tính hẹp bề ngang, dài chiều sâu và thường được xây trên 2 tầng. Tuy nhiên, không phải đặt ví trí phòng bếp ở đâu cũng phù hợp và chuẩn phong thủy. Để tiết kiệm không gian, phòng bếp thường được đặt cùng khu vực hoặc liên thông với phòng khách ở tầng 1 của nhà ống. Phòng khách nên đặt ở ngoài, đối diện với cửa chính, đi vào sâu bên trong sẽ là phòng bếp. Bạn có thể sử dụng vách ngăn, kệ tủ hoặc trải thảm bên dưới để ngăn cách không gian.
Ngoài ra, khi thiết kế thi công nội thất phòng bếp cho nhà ống cần tránh vị trí đối diện với cửa chính hoặc đối diện nhà vệ sinh. Bên cạnh đó, không nên đặt bếp nấu tiếp giáp phòng ngủ vì dễ gây hấp thụ nhiệt, nóng, tích tụ mùi, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Bạn có thể tham khảo thêm 29+ Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp đẹp, thông minh & hiện đại để tìm kiếm hướng thiết kế phòng bếp vừa hợp phong thủy, vừa tiện nghi và thẩm mỹ nhé!
Vị trí đặt nhà vệ sinh cho nhà ống hợp lý, khoa học
Nhà vệ sinh là khu vực không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà, nhưng không phải vì thế mà đặt ở đâu cũng phù hợp. Nhà vệ sinh không nên đặt đối diện cửa chính, không đặt phía trên phòng ngủ hay phòng thờ, nhà bếp nhà ăn. Vị trí thích hợp để đặt nhà vệ sinh là góc trong cùng nhà ống, dưới tầng 1 để tránh làm ảnh hưởng đến các phòng khác.
Đối với nhà ống có bề mặt xéo vạt thì góc thừa đó để đặt nhà vệ sinh rất hợp lý. Vừa lấp đầy vừa vặn, vừa hạn chế góc chết cho ngôi nhà, giúp các phòng khác của ngôi nhà được vuông vắn. Bên cạnh đó, nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang là thiết kế thường thấy. Tuy nhiên, nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang không nên tích hợp với phòng tắm, tránh gây ẩm ướt cho sàn.
Những lưu ý khi thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống
Để thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh đẹp, tiện nghi chuẩn nhất theo phong thủy thì các bạn cần lưu ý 1 số điểm như sau:
Phân tách riêng biệt phòng bếp và nhà vệ sinh trong nhà ống
Xét về mặt phong thủy, thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống thường được đặt dưới tầng 1. Vì cùng không gian nên cần tách biệt rõ ràng hai không gian này để không làm giảm vượng khí của mỗi phòng và của cả nhà phố.
Thông thường, phòng bếp và nhà vệ sinh sẽ được đặt ở hai phòng riêng, ngăn cách bởi vách tường chắc chắn. Đối với mỗi phòng, cần lắp đặt thêm quạt thông gió để làm bớt mùi, tránh để mùi bay sang phòng khác.
Phòng bếp đặt cạnh nhà vệ sinh cần lưu ý gì?
Để đảm bảo yếu tố phong thủy, thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống thường được đặt cách xa nhau. Tuy nhiên, nếu diện tích nhà ống khiêm tốn, phòng bếp phải đặt cạnh nhà vệ sinh, bạn cần lưu ý:
- Đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng
- Sử dụng quạt thông gió cho cả phòng bếp lẫn nhà vệ sinh
- Giữ vệ sinh phòng bếp luôn sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo
- Nhà vệ sinh cần để khô ráo, tránh ẩm mốc và mùi hôi.
Phòng bếp nhà ống đặt thông với phòng khách cần lưu ý gì?
Thiết kế phòng bếp nhà ống liên thông với phòng khách là điều rất phổ biến. Tuy nhiên, để đảm bảo cả tính phong thủy, cần lưu ý những điều sau đây:
- Phân tách không gian phòng khách và phòng bếp bằng cầu thang, vách ngăn hoặc tiểu cảnh
- Không xây nền phòng bếp cao hơn nền phòng khách để tránh bất hòa, giảm vượng khí
- Kiểm soát mùi trong phòng bếp không ảnh hưởng đến phòng khách
- Hướng bếp không quay ra cửa chính của nhà ống.
Tham khảo: 20+ Mẫu phòng khách liền bếp đẹp cho nhà ống, chung cư
Nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang cần lưu ý gì?
Thiết kế nhà vệ sinh đặt dưới gầm cầu thang nhà ống vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và tiện ích. Tuy nhiên, về mặt phong thủy, đây là thiết kế khá xấu bởi cầu thang là nơi luân chuyển dòng năng lượng giữa các tầng trong nhà ống mà nhà vệ sinh lại được coi là nơi ô uế.
Để hóa giải, đặt nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang cần lưu ý:
- Không kết hợp nhà vệ sinh với phòng tắm
- Tránh hướng nhà vệ sinh đối diện với phòng khách, phòng bếp và cửa chính
- Không đặt nhà vệ sinh trên phòng ngủ, phòng thờ và phòng khách.
- Giữ vệ sinh, lắp quạt thông gió cho nhà vệ sinh
Như vậy, thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống theo phong thủy cần phải tuân thủ theo nhiều nguyên tắc và lưu ý khác nhau. Hy vọng những thông tin trên thật sự hữu ích cho bạn. Liên hệ ngay tới Hotline 0987.316.777 hoặc Fanpage Thiết kế thi công nội thất KFA để được tư vấn về thiết kế thi công nội thất cho công trình của bạn nhé!