Thiết kế nội thất là một công việc không hề dễ dàng, đặc biệt là với những người không có chuyên môn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng. Trong bài viết dưới đây, Nội thất KFA sẽ giới thiệu đến bạn đọc 7 nguyên lý thiết kế nội thất cơ bản và cực dễ hiểu, giúp bạn có một không gian sống như ý muốn. Cùng theo dõi nhé!
Đọc thêm:
Nguyên lý thiết kế nội thất về sự cân bằng (Balance)
Sự cân bằng trong không gian bao gồm có 2 loại cơ bản: Cân bằng đối xứng và cân bằng bất dối xứng.
Sự cân bằng trong thiết kế nội thất được hiểu là sự đối xứng, cân đối giữa các yếu tố cấu tạo nên không gian nội thất. Sự cân bằng này thể hiện từ trong kích thước, chiều cao, chiều rộng không gian, bày trí nội thất, kích thước đồ nội thất. Nhìn chung, có thể nói nguyên lý về sự cân bằng trong thiết kế nội thất có nội dung cốt lõi là sự cân đối giữa các yếu tố sắp xếp trong tổng thể một không gian.
Quy luật đối xứng
Cân bằng đối xứng được thể hiện rõ ràng và có thể dễ dàng nhận ra khi chỉ nhìn vào một ½ của không gian là bạn có thể nhận ra nửa còn lại của không gian ấy. Hình ảnh tương tự của hai nửa không gian sẽ được lặp lại giống nhau.
Nguyên lý này thường sẽ được áp dụng cho không gian phòng khách bởi không gian này khá rộng rãi có thể dễ dàng bày trí hơn. Nếu ở giữa là tranh ảnh thì bên dưới có thể đặt bộ ghế sofa đối xứng hai bên . Ngoài ra, phòng ngủ cũng có thể thể hiện được sự cân bằng đối xứng qua việc đặt tủ để đồ nhỏ hoặc đèn ngủ nhỏ hai bên đầu giường.
Cân bằng bất đối xứng
Cân bằng bất đối xứng được thể hiện ở chỗ đồ nội thất này cân bằng với đồ nội thất khác trong một không gian, nó khiến gian phòng không quá nhàm chán, tăng thêm tính chất, sự lôi cuốn hơn cho ngôi nhà của bạn. Nguyên lý này có thể thực hiện được với những không gian có diện tích hạn chế. Bạn có thể nhận thấy nó qua các bộ ghế sofa, nếu như một bên là bàn ghế sofa dài và bên đối diện là 2 ghế sofa đơn nhỏ.
Quy luật nhịp điệu trong thiết kế nội thất (Rhythm)
Nếu quy luật cân bằng chú trọng việc sắp xếp nội thất sao cho hài hòa cân đối, thì nguyên lý nhịp điệu trong thiết kế nội thất lại quan tâm đến hiệu ứng thị giác, tạo điểm nhấn cho không gian thông qua việc dịch chuyển và điều hướng tầm nhìn theo một bố cục lặp đi lặp lại có quy luật. Điều này sẽ giúp tạo ra một dòng chảy “nhịp điệu” cho không gian thêm phần nghệ thuật và lôi cuốn.
Nhịp điệu có thể được tạo nên bởi 3 yếu tố: sự lặp lại, chuỗi và sự liên tục.
Nhịp điệu lặp lại
Các món nội thất lặp lại tạo ra nhịp điệu, có thể lặp lại về màu sắc hoặc các đồ nội thất. Ví dụ như rèm cửa và gối ôm có thể cùng màu.
Nhịp điệu chuỗi
Khái niệm chuỗi đối tượng ở đây có thể được hiểu là đồ vật được bố trí, sắp xếp theo sự tăng giảm dần của kích thước. Như khung tranh ảnh gắn trên tường theo thứ tự từ nhỏ đến lớn từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới và ngược lại.
Nhịp điệu liên tục
Quy luật nhịp điệu liên tục được đo lường bằng việc điều hướng tầm nhìn từ điểm này sang điểm khác trong cùng không gian một cách liên tục không bị cản trở. Quy luật này thường tạo ra sự ổn định theo một đường đã được định sẵn như phào chỉ trên trần, tường hay kệ sách lớn xuyên suốt các bức tường.
Có thể bạn quan tâm:
Nguyên lý nhấn mạnh trong thiết kế nội thất (Emphasis)
Tức là tạo ra một điểm nhấn tạo ra hiệu ứng, tập trung thu hút mọi ánh nhìn của người lần đầu nhìn vào điểm nhấn đó. Nó có thể được tạo nên như một tấm thảm, một mảng tường nghệ thuật, bộ bàn ghế bắt mắt,… Hãy làm chúng nổi bật hơn hẳn bằng cách dung sự tương phản, bạn có thể dùng các yếu tố màu sắc, hình dáng, tỉ lệ để tạo sự nổi bật.
Quy luật tương phản trong thiết kế nội thất (contrast)
Đây cũng là một nguyên lý thiết kế nội thất kích thích thị giác, giúp người nhìn tập trung hơn vào không gian bằng cách tạo ra sự tương phản màu sắc. Đó có thể là những mảng màu tương phản xuất hiện trên những bức tường, cũng có thể là màu tường tương phản với màu đồ nội thất,… Tùy thuộc vào phong cách thiết kế mà căn hộ đang hướng đến mà bạn có thể linh hoạt chuyển đổi sao cho phù hợp.
Quy luật hài hòa trong thiết kế nội thất (Harmony)
Sự hài hòa tạo nên bởi sự kết hợp hình dáng, màu sắc, tổ chức, vật liệu, kiểu dáng trong một không gian. Nội thất cùng một gam màu và các thành phần có vẻ đồng nhất về tỷ lệ. Nội thất không gian một mạch liên tục, không có sự phá cách hoặc vượt quá tỷ lệ thông thường, đồ đạc cũng cùng một màu, một tỷ lệ đồng đều.
Nguyên lý về sự cân xứng và tỷ lệ trong thiết kế nội thất (Proportion and Scale)
Đây là mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đặt được cân bằng. Điều này sẽ liên quan đến chiều cao, chiều rộng và chiều sâu cũng như không gian xung quanh.
Quy luật cân xứng yêu cầu tất cả mọi thành phần trong không gian cần có mối quan hệ giữa hình dạng và kích thước để đạt được sự cân bằng. Sự cân bằng này bao gồm những mối liên hệ về chiều cao, chiều rộng, chiều sâu và không gian xung quanh.
Tỷ lệ sẽ là mối so sánh hài hòa, giữa các yếu tố như màu sắc, số lượng, sắp xếp, các cấp độ. Tỷ lệ đẹp hay tỷ lệ vàng thợc áp dụng trong thiết kế nội thất giúp cân bằng các sắc tố trong không gian.
Quy luật màu sắc 6 – 3 – 1 (Color)
Khi nhìn vào một không gian, điều đầu tiên ấn tượng đối với thị giác con người đó chính là màu sắc. Nhìn vào màu sắc bạn có thể nhận ra được đặc trưng trong phong cách mà gia chủ đang theo đuổi. Chẳng hạn như phong cách Á Đông sẽ áp dụng màu sắc đen và đỏ là chủ yếu, phong cách tân cổ điển sang trọng sẽ sử dụng sắc màu hoàng gia quý tộc như vàng ánh kim. Hay phong cách Bắc Âu thường sử dụng gam màu trắng làm chủ đạo,….
Trên đây là 7 nguyên lý thiết kế nội thất cực đơn giản, hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Nếu bạn nắm được 7 quy luật này thì việc tự mình kiến tạo nên một không gian sống như ý muốn là điều vô cùng dễ dàng. Ngoài ra, để được tư vấn chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ ngay với KFA qua hotline: 0987.316.777 nhé. Cám ơn bạn đã đón đọc!